Trái mít mang lại những lợi ích sức khoẻ không ngờ
Không chỉ được yêu mến với vị ngọt thanh, mít còn có nguồn dinh dưỡng dồi dào, mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe con người.
Tốt cho da: Mít là một loại thực phẩm rất phổ biến có ở các vùng nhiệt đới trên thế giới. Trái cây này có thể là yếu tố cần thiết cho sức khoẻ của da, vì nó giúp loại bỏ các nếp nhăn, tạo ra một ánh sáng tự nhiên cho làn da và làm cho làn da trở nên hoàn mỹ.
Giàu Protein: Trái cây nhiệt đới này là một nguồn giàu chất đạm có thể ăn luôn hoặc trộn với salad. Đó là một món khai vị tự nhiên có chứa một lượng protein lớn.
Mái tóc đẹp: Lưu thông máu đều là yếu tố quan trọng cho sự tăng trưởng và sức khoẻ của tóc. Vitamin A mà mít có giúp tóc sáng bóng và rạng rỡ hơn. Ăn mít và hạt mít có thể giúp kích thích tăng trưởng tóc, giúp bạn có được mái tóc dày mượt hơn.
Tăng cường hệ miễn dịch: Mít là một nguồn giàu vitamin C và có chứa chất chống oxy hoá giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, ngăn ngừa cảm lạnh, cảm cúm và ho. Nó tạo ra một lá chắn tự nhiên xung quanh cơ thể làm giảm nguy cơ xâm nhập của virus vào cơ thể.
Kích thích năng lượng: Được nạp với lượng calo và carbohydrate cao, mít không chứa cholesterol và làm cho nó trở thành món ăn lành mạnh. Fructose và sucrose trong mít cung cấp cho bạn năng lượng mà bạn cần cho tất cả các hoạt động hàng ngày.
Giúp kiểm soát huyết áp: Hàm lượng kali trong mít giúp kiểm tra mức cân bằng natri trong cơ thể và cân bằng mức chất lỏng cho hàm lượng điện phân thích hợp. Do đó, nó giúp kiểm soát huyết áp và giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan như bệnh tim mạch. Hơn nữa, do sự hiện diện của vitamin B6, mít giảm mức homocysteine trong máu và giữ cho trái tim khỏe mạnh và hoạt động bình thường.
Giúp tiêu hóa: Mít có chứa một lượng chất xơ cao làm giảm quá trình tiêu hóa, điều trị táo bón và làm cho quá trình trao đổi chất diễn ra một cách thích hợp. Ngoài ra, tính chống loét của mít làm giảm sự xuất hiện của bệnh viêm loét dạ dày, giúp hệ tiêu hóa làm việc bình thường.
Tốt cho mắt: Để có được một thị lực tốt hơn, bạn hãy ăn mít mỗi ngày. Trái cây nhiệt đới đặc biệt này chứa rất nhiều chất chống oxy hoá giúp ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng và sự xuất hiện đục thủy tinh thể. Hơn nữa, vitamin A trong mít làm cho nó trở thành một thực phẩm quan trọng cho mắt.
Giảm suyễn: Người được chẩn đoán mắc bệnh hen suyễn có thể ăn mít mỗi ngày để giảm bớt các vấn đề về hen suyễn, rối loạn đường hô hấp.
Cải thiện sức khoẻ xương: Mít giàu canxi giúp xương chắc khỏe và ngăn ngừa chứng loãng xương. Mức độ kali cao cũng làm giảm sự mất canxi qua thận và tăng mật độ xương. Nó cũng chứa magiê giúp tăng cường xương và ngăn ngừa thoái hoá xương ở người già.
Giảm thiếu máu: Nhờ sự có mặt của vitamin C, K, E, A, B6, niacin, acid pantothenic, folate, magiê, đồng và mangan, mít giúp tạo ra máu một cách tự nhiên trong cơ thể. Nó cũng làm tăng khả năng hấp thu chất sắt từ thực phẩm và làm tăng lượng máu cần thiết cho người trưởng thành.
Kiểm soát mức đường trong máu: Người ta thường thấy rằng bệnh nhân tiểu đường tránh ăn mít vì nó là chất làm ngọt tự nhiên. Nhưng khi nạp một lượng mangan cao, trái cây này có thể kiểm soát lượng đường trong máu và ngăn ngừa các bệnh liên quan của nó.
Tuyến giáp khoẻ: Như chúng ta đã biết đồng là yếu tố cần thiết để duy trì một tuyến giáp lành mạnh, và nó là một trong những thành phần quan trọng của loại quả này. Mít giúp kiểm soát sự trao đổi chất, sản xuất và hấp thụ hormone nên có thể giúp bạn có được hệ tuyến giáp khoẻ mạnh hơn.
Bảo vệ chuỗi DNA: Sự hiện diện của các chất chống oxy hoá trong mít làm cho nó trở thành một chất dinh dưỡng quan trọng để bảo vệ DNA khỏi sự tấn công của các gốc tự do dẫn đến sự gia tăng của các tế bào ung thư. Nó giúp loại bỏ các chất độc và làm giảm sự tiêu hóa, làm sạch ruột già, do đó làm giảm nguy cơ tiềm ẩn của ung thư ruột già./.
VOV.VN (Theo Boldsky)
- Bác sĩ trả lời: Ăn trứng mỗi ngày có ảnh hưởng đến cholesterol? (22/01)
- 4 lợi ích với sức khỏe từ trái nhàu (21/01)
- Làm đẹp phải an toàn (21/01)
- Nước ép trái cây dạng nào tốt cho sức khỏe hơn? (20/01)
- Lo thịt bẩn tuồn ra dịp Tết, Bộ Nông nghiệp chỉ đạo 'nóng' (19/01)
- Nên ăn rau gì khi muốn vừa giảm cân, vừa giảm huyết áp? (19/01)
- Phát hiện điều kỳ diệu từ thói quen uống trà xanh ở người lớn tuổi (18/01)
- Uống cà phê có thực sự tốt cho gan? (18/01)