Tiếng Việt | English

03/06/2021 - 19:12

Phân bổ ngân sách quốc phòng mới của Mỹ có gì đặc biệt?

Đề xuất phân bổ ngân sách 2022 của chính quyền Mỹ mới được công bố tiết lộ nhiều thay đổi so với kỷ nguyên Trump mà sự khác biệt được giải thích do đường lối của đảng. Song, xu hướng không thay đổi trong chủ trương của Tổng thống và các đảng là ngân sách quân sự ngày càng tăng.

Ngân sách quốc phòng tăng

Trong khi quỹ giáo dục tăng 41%, các đảng viên dân chủ tự do đang gây áp lực buộc phải cắt giảm ngân sách quân sự ít nhất 10%, trong khi các đảng viên cộng hòa hy vọng tăng mức 2-3%. Chính quyền Trump từng “dự báo chi 722 tỷ USD cho quốc phòng”, quyết định cuối cùng của Biden là ở mức 1,6% (11,3 tỷ USD) so với mức của năm ngoái, ngân sách tăng, nhưng ít.

Số tiền tổng cộng 715 tỷ USD, theo đề xuất, sẽ chi cho các nội dung: làm mất ổn định nước Nga, đồng thời tận dụng sức mạnh, các hợp đồng và đồng minh để “chống lại mối đe dọa từ Trung Quốc”; hỗ trợ Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng; tối ưu hóa việc đóng tàu Hải quân; hiện đại hóa răn đe hạt nhân; đầu tư cho hỏa lực tầm xa (khả năng tấn công siêu âm); thúc đẩy khả năng chống chịu khí hậu và tiết kiệm năng lượng; chống lại các mối đe dọa sinh học mới nổi…

Bức tranh tổng thể các nội dung "tăng" trong dự trù ngân sách liên bang Mỹ năm tài chính 2022; Nguồn: hhsbearpress.com

Một sự khác biệt so với những gì được mong đợi là sự gia tăng ngân sách cho Các vấn đề Cựu chiến binh theo tỷ lệ phần trăm lớn hơn sự thay đổi ngân sách dành cho quốc phòng, mặc dù vẫn ít hơn đáng kể. Chính quyền Biden đang có kế hoạch sử dụng mức tăng 8% (8,5 tỷ USD) này để “phòng chống tự tử, chăm sóc sức khỏe phụ nữ, hỗ trợ các cựu chiến binh vô gia cư và nghiên cứu về phơi nhiễm chất độc”, giúp tránh những định kiến ​​thông thường về việc các Tổng thống Dân chủ cắt giảm ngân sách cho các vấn đề cựu chiến binh và đánh dấu một sự thay đổi thú vị về trọng tâm đối với toàn bộ đảng Dân chủ.

Tuy nhiên, mức chênh lệch ngân sách này không phải là vĩnh viễn, và một số người cho rằng không thực tế. Khi được trình lên Quốc hội, nó sẽ được cả hai đảng tranh luận sôi nổi và sẽ đối mặt với nhiều biến động, nhưng với đa số đảng viên Dân chủ trong Quốc hội, kế hoạch có cơ hội kết thúc tương tự như những gì đã được đề xuất, nhưng dựa trên thực tế rằng nhiều đảng viên Đảng Dân chủ Tự do muốn cắt giảm ngân sách, khả năng sự đồng thuận có thể khó khăn.

Ngân sách tăng 2,7% nhằm mục tiêu kiềm chế Trung Quốc

Ngân sách được cấp để mua tàu chiến và máy bay phản lực, đồng thời trả tiền bảo trì và tiền lương. Thêm 38 tỷ USD được dành cho các chương trình liên quan đến quốc phòng tại Cục Điều tra Liên bang, Bộ Năng lượng và các cơ quan khác, nâng ngân sách an ninh quốc gia lên 753 tỷ USD, tăng 1,7% so với con số năm 2021. Mức tăng lương được đề xuất cho nhân công Bộ Quốc phòng quân sự và dân sự sau mức tăng 3% cho năm tài chính 2021, kết thúc vào ngày 30/9.

Kinh phí quốc phòng Mỹ tăng 2,7% được cho là nhằm mục tiêu kiềm chế Trung Quốc; Nguồn: timesofsandiego.com

Căng thẳng với một Trung Quốc ngày càng quyết đoán đang là tâm điểm của các nhà hoạch định quân sự Mỹ - những người muốn đầu tư vào sự sẵn sàng của quân đội, không gian, hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân nhằm chống lại sự bành trướng quân sự và công nghệ vũ khí hạt nhân của Trung Quốc ở châu Á. Tuần trước, Bắc Kinh cáo buộc Mỹ đe dọa hòa bình và ổn định của eo biển Đài Loan sau khi một tàu chiến của Mỹ lại đi qua tuyến đường thủy nhạy cảm.

Hơn 5 tỷ USD sẽ được chi cho Sáng kiến ​​Răn đe Thái Bình Dương, được tạo ra để chống lại Trung Quốc và tập trung vào cạnh tranh ở Ấn Độ - Thái Bình Dương với mục đích tăng cường khả năng sẵn sàng của Mỹ trong khu vực thông qua việc tài trợ cho radar, vệ tinh và các hệ thống tên lửa. Cụ thể, Lầu Năm Góc có kế hoạch tăng cường đầu tư vào các tên lửa như Tomahawk do Raytheon Technologies sản xuất và Standard Missile 6 để ngăn chặn Trung Quốc.

Lầu Năm Góc đang tìm cách thanh lý một số thiết bị cũ hơn với chi phí bảo trì cao hơn. Khoản thoái vốn khỏi Lục quân, Hải quân và Không quân tổng cộng 2,8 tỷ USD trong năm tài chính 2022 bao gồm 4 tàu tác chiến gần bờ Littoral, 42 máy bay cung cấp hỗ trợ trên không cho bộ binh A-10, cũng như các máy bay tiếp liệu trên không 14 KC-10 và 18 KC-135. Số xe tăng M1 Abrams mua của General Dynamics sẽ giảm từ 102 xuống còn 70 chiếc trong năm tài chính 2021.

Trong số các ưu tiên cạnh tranh của Lầu Năm Góc, chính quyền Biden đã yêu cầu 85 máy bay chiến đấu tàng hình F-35 do Lockheed Martin chế tạo. trong ngân sách năm 2021, Tổng thống chỉ yêu cầu 79 và 2020 yêu cầu chỉ 78 máy bay phản lực, nhưng cuối cùng Quốc hội đã cho phép bổ sung. Yêu cầu tăng tài trợ cho Lực lượng Không gian Mỹ thêm 2 tỷ USD lên 17,4 tỷ USD, nhưng yêu cầu đóng tàu của Hải quân Mỹ chỉ 8 tàu chiến mới so với kế hoạch 12 chiếc dưới thời cựu Tổng thống Trump.

Trong khi tất cả các lực lượng khác bị cắt giảm quân số, lực lượng Không gian Mỹ được tăng biên chế; Nguồn: baynews9.com

Chính quyền Biden sẽ đầu tư 27,7 tỷ USD để hiện đại hóa bộ ba tên lửa hạt nhân phóng từ đất liền, tàu ngầm mang tên lửa hạt nhân và máy bay mang bom hạt nhân và tên lửa. Ngân sách bao gồm 617 triệu USD để chuẩn bị, thích ứng và giảm thiểu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Lực lượng Không gian tăng quân số

Lầu Năm Góc đang đề xuất cắt giảm nhẹ quân số trong năm tài chính 2022, ngoại trừ Lực lượng Không gian. Ngân sách đề xuất được công bố kêu gọi cắt giảm khoảng 5.400 quân cuối năm tới, bao gồm Lục quân, Hải quân, Không quân và Thủy quân lục chiến. Lục quân Mỹ được đề xuất giảm 1.800, mặc dù vẫn còn 1.010.500 binh sĩ. Hải quân và Không quân đang được tăng ngân sách tổng thể, nhưng quân số sẽ giảm - Hải quân sẽ giảm từ 407.329 quân xuống 404.800, tức 2.529 người; Không quân sẽ giảm 855 quân, xuống còn 506.900 người. Thủy quân lục chiến sẽ gảim 2.143, còn lại 215.300 lính thủy đánh bộ.

Lực lượng Không gian non trẻ, vẫn đang trong quá trình xây dựng thành lực lượng riêng biệt trong Bộ Không quân, sẽ tăng từ 6.434 quân nhân vào năm tài chính 2021 lên khoảng 8.400 vào năm tới, tăng gần 31%. Lầu Năm Góc cho biết đang có kế hoạch cắt giảm quân số vì họ đang loại bỏ các vũ khí lỗi thời, phương tiện và các nền tảng khác, cũng như một số đơn vị, bao gồm các máy bay chiến đấu F-16 Fighting Falcon cũ hơn, các tàu đổ bộ, các đại đội xe tăng và các phi đội trực thăng chiến đấu trên biển. Nhưng COVID-19 bùng phát đã gây ảnh hưởng lớn.

Đại dịch giáng một đòn bất ngờ vào nền kinh tế và thị trường việc làm vào mùa xuân năm ngoái, nhiều quân nhân đang cân nhắc việc nghỉ hưu hoặc giải ngũ. Một số người đã xem xét cơ hội tìm được việc làm trong khu vực tư nhân và thay vào đó, quyết định ở lại mặc đồng phục lâu hơn, dẫn đến "mức biên chế cao trong lịch sử". Việc cắt giảm sẽ cho phép Lầu Năm Góc tập trung phát triển các hệ thống và năng lực tiên tiến, chẳng hạn như tác chiến điện tử không gian mạng và các hoạt động đặc biệt, cho phép quân đội Mỹ không bị tụt hậu so với các đối thủ tiềm năng./.

Theo VOV.VN (BĐT tổng hợp)

Chia sẻ bài viết