Tiếng Việt | English

21/12/2024 - 17:17

Nghề từ lũy tre làng 

Từ nguyên liệu đơn giản như cây tre, cây trúc, qua bàn tay khéo léo của người thợ biến thành những sản phẩm hữu ích phục vụ đời sống sinh hoạt hàng ngày. “Dù thu nhập không cao nhưng tôi làm việc mỗi ngày, không làm thì nhớ, làm để giữ nghề của cha ông truyền lại”, Cụ Riếm cho hay.

Từ nguyên liệu đơn giản như cây tre, cây trúc, qua bàn tay khéo léo của người thợ biến thành những sản phẩm hữu ích như rổ, nia, thúng, bội,... phục vụ đời sống sinh hoạt hàng ngày

Cụ Phạm Thị Riếm (80 tuổi), ấp Bến Long, xã Tân Mỹ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An không biết rõ nghề đan lát có từ khi nào, chỉ biết nghề này truyền qua các thế hệ. Cụ Riếm được sinh từ lũy tre, khóm trúc quê hương nên cũng được mẹ truyền cho nghề đan lát

 Khoảng đất trống sau nhà được cụ Riếm trồng tre, trồng trúc. Những cây tre, cây trúc được chọn để đan không được già, cũng không quá non

 Sau khi những cây trúc được chặt, róc bỏ mắt tại vườn, những người thợ thủ công sẽ cưa cây theo kích cỡ ngắn, dài tương ứng với sản phẩm lớn hay nhỏ

Mỗi ống tre, trúc được chẻ nhỏ thành 8 đến 10 chiếc nan có bề rộng từ 1-1,5cm

Nan trúc được vót có độ mỏng vừa phải, đủ mềm, đều nhau để đan lát dễ dàng. Phần vỏ gọi là nan cật, phần trong là nan ruột

 Trước khi đan, những chiếc nan được đem đi phơi nắng. Nếu nắng tốt, nan trúc chỉ cần phơi khoảng 2 tiếng đồng hồ

Cụ Riếm làm quen với nghề đan lát từ năm lên 10 tuổi. Đến năm 13 tuổi, cụ có thể thành thạo tất cả công đoạn

Cụ Riếm cho biết: “Ngày trước, cả xóm ai cũng làm nghề này. Đàn ông sẽ làm công việc nặng hơn như chặt trúc, nứt vành còn phụ nữ thì vót nan, đan lát”

 Nghề đan lát không quá khó, chỉ cần chịu để ý sẽ làm được trong thời gian ngắn. Nhưng chỉ những người khéo tay mới cho ra những sản phẩm đẹp

 Những chiếc nan cật thì đan bên ngoài, nan ruột thì làm phía trong. Mổi chiếc nan phải đan chắc tay, kín kẽ thì thành phẩm mới bền và đẹp mắt

"Dù thu nhập không cao nhưng tôi làm việc mỗi ngày, không làm thì nhớ, làm để giữ nghề của cha ông truyền lại” - Cụ Riếm cho hay

 Những sản phẩm như rổ, rế, nia,… làm từ đôi bàn tay của người thợ không những đẹp mắt mà có giá trị văn hóa, giúp lưu giữ nét đẹp truyền thống

Kiên Định – Võ Thành Nguyễn

Chia sẻ bài viết