Tiếng Việt | English

06/04/2016 - 10:29

Long An sẵn sàng đắp đập ngăn mặn giúp Tiền Giang

Không có chuyện Long An từ chối đắp đập ngăn mặn giúp Tiền Giang. Đó là khẳng định của lãnh đạo tỉnh Long An…


Theo một số thông tin, hiện nhiều diện tích khóm bên Tiền Giang giáp với địa bàn Long An đang bị mặn uy hiếp

Sáng ngày 6-4-2016, có một số thông tin cho biết “Long An từ chối đắp đập ngăn mặn giúp Tiền Giang”, tuy nhiên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An – Lê Tấn Dũng khẳng định, chắc trong sự việc này có sự hiểu lầm, chứ giúp được gì cho Tiền Giang chống mặn thì chúng tôi sẵn sàng.

Sáng cùng ngày có thông tin đề cập trên báo chí cho rằng, tỉnh Tiền Giang có đề nghị tỉnh Long An đắp tạm 5 con rạch trên quốc lộ 62 tiếp giáp với sông Vàm Cỏ Tây thuộc địa bàn Thạnh Hóa, tỉnh Long An. Việc đề nghị này là để ngăn ngừa xâm nhập mặn tràn vào địa bàn tỉnh Tiền Giang (giáp ranh với Long An) làm ảnh hưởng đến 16.000 ha khóm.

Trước thông tin này, ông Lê Tấn Dũng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An khẳng định “UBND tỉnh Long An không hề nhận được văn bản của tỉnh Tiền Giang về việc đề nghị đắp đập tạm tại 5 con rạch tiếp giáp sông Vàm Cỏ Tây (địa bàn huyện Thạnh Hóa) để ngăn nước mặn xâm nhập”.

“Long An và Tiền Giang là hai tỉnh liền kề nhau, có mối quan hệ tốt đẹp và luôn giúp đỡ nhau từ xưa đến nay. Nếu giúp được bạn chống mặn xâm nhập cũng chính là đang giúp cho mình” ông Dũng nói.

Long An nỗ lực chống hạn, mặn 

Cập Nhật 21-03-2016

Hiện nay, tình trạng xâm nhập mặn, khô hạn trên địa bàn tỉnh Long An ngày càng nghiêm trọng, trong đó, Thủ Thừa, Tân Trụ, Châu Thành là 3 huyện chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.

Còn thông tin phản ánh Long An từ chối đắp đập ngăn mặn ở huyện Thạnh Hóa để giúp bạn là chắc có sự hiểu lầm. Theo ông Dũng, vừa rồi, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có đề nghị UBND tỉnh xem xét đắp đập tạm ngăn mặn ở địa bàn huyện Thạnh Hóa. Trong lúc đang xem xét thì tỉnh nhận được thông báo từ Cục Khí tượng thủy văn Trung ương khuyến cáo đến 7-4-2016 nước từ đầu nguồn sông Mê Kong sẽ đổ về nên mức độ mặn sẽ hạ xuống rất nhiều, có khả năng sẽ được đẩy lùi”.

“Vì vậy nếu đắp đập ngăn mặn thì không cần thiết và tốn kém chi phí. Vì lý do này chúng tôi tạm thời chưa tiến hành đắp đập”, ông Dũng giải thích thêm.

“Tuy nhiên, nếu nhận được đề nghị từ Tiền Giang, chúng tôi sẵn sàng đắp đập để ngăn mặn xâm nhập vào Tiền Giang. Không có chuyện chúng tôi từ chối khi nhận được đề nghị. Về việc này chúng tôi sẽ tìm hiểu và trao đổi thêm với phía Tiền Giang để có hướng phối hợp” ông Dũng nói.

Tiền Giang cứu được 27.000 ha lúa từ hạn, mặn 

Cập Nhật 21-03-2016

Trong số hơn 29.000ha lúa đông xuân ở Tiền Giang bị hạn, mặn tấn công, tỉnh đã cứu được tới 27.000ha, trị giá khoảng 900 tỉ đồng.

Trao đổi với phóng viên về vấn đề này, ông Lê Văn Hoàng – Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Long An cũng cho biết “Việc chưa đắp đập tạm ngăn mặn ở địa bàn huyện Thạnh Hóa là do có thông báo từ Cục Khí tượng thủy văn Trung ương khuyến cáo những ngày tới nước từ đầu nguồn sông Mê Kong sẽ đổ về nên mức độ mặn sẽ hạ xuống rất nhiều. Vì thế việc đắp đập ngăn mặn liệu có cần thiết?. Trong khi đó, nếu đắp đập ngăn mặn ở 5 tuyến kênh rạch ở địa bàn huyện Thạnh Hóa cũng phải hết 4,8 tỷ đồng”./.

Lê Đức

Chia sẻ bài viết