Tiếng Việt | English

16/09/2015 - 10:05

Long An

Khánh thành không gian trưng bày tại công viên tượng đài Long An" Trung dũng, kiên cường, toàn dân đánh giặc”  

Khánh thành không gian trưng bày tại công viên tượng đài Long An" Trung dũng, kiên cường, toàn dân đánh giặc”

Cắt băng khành thành không gian trưng bày tại công viên tượng đài Long An trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc

Sáng nay, ngày 16-9-2015, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tổ chức Lễ dâng hương và khánh thành không gian trưng bày tại Công viên Tượng đài Long An "Trung dũng, kiên cường, toàn dân đánh giặc” nhân kỷ niệm 48 năm ngày tỉnh Long An được phong tặng 8 chữ vàng (17-9-1967 - 17-9-2015); đến dự có Bí thư Tỉnh ủy – Nguyễn Nam Việt cùng lãnh đạo HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam tỉnh và đại diện các sở, ban, ngành tỉnh.

Năm 2003, dự án xây dựng công trình Công viên tượng đài Long An "Trung dũng, kiên cường, toàn dân đánh giặc” đã được phê duyệt với tổng diện tích quy hoạch 6,1ha tại phường 5, TP.Tân An.

Ngày 10-3-2005, hạng mục đầu tiên của công trình (móng tượng đài) được khởi công xây dựng, 13 hạng mục tiếp theo lần lượt được triển khai sau đó.

Đến nay, công trình Công viên tượng đã cơ bản hoàn thành, khánh thành và đưa vào sử dụng ngày 28-4-2010 nhân kỷ niệm 35 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Khánh thành không gian trưng bày tại công viên tượng đài Long An" Trung dũng, kiên cường, toàn dân đánh giặc”

Dâng hương tại Công viên tượng đài "Long An trung dũng, kiên cường, toàn dân đánh giặc”

Riêng không gian trưng bày được khởi công từ năm 2013 với tổng kinh phí khoảng 12 tỉ đồng. Đây là một tổ hợp gồm các hộp hình, bảng giới thiệu nội dung, hình ảnh,… nhằm giới thiệu 8 chuyên đề về những chiến công đặc trưng, những dấu ấn tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Qua đó, tái hiện cuộc chiến tranh nhân dân trên mảnh đất Long An hiền hòa, bình dị nhưng rất đỗi hào hùng, gồm: Nhân dân dùng xuồng đưa bộ đội vượt sông đánh giặc; 3 lần đánh đồn Đức Lập (chọn trận Đức Lập 2, ngày 27-10-1965 là trận tiêu biểu); Làng xã chiến đấu ở Long An; Sản xuất vũ khí tại công binh xưởng; Dân công hỏa tuyến Long An làm “cầu người” vận chuyển thương binh; Trạm Quân y tại căn cứ Đám Lá Tối Trời (xã Nhựt Ninh, huyện Tân Trụ); Cán bộ, chiến sĩ và nhân dân sống, chiến đấu trong mùa nước lũ; Trận Hiệp Hòa ngày 23-11-1963 - trận đánh điển hình của 3 mũi giáp công: Chính trị, binh vận, vũ trang.

Theo Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch - Phạm Văn Trấn, đây là nơi tập trung giáo dục truyền thống lịch sử-cách mạng cho thế hệ hôm nay và mai sau.

Mời xem video clip sau đây:

Thùy Hương

 

Chia sẻ bài viết