Cẩn trọng khi ăn những món này nếu không muốn dẫn sán vào người
Thói quen ăn uống hàng ngày có thể sẽ giúp sán đi vào và sinh sống tại cơ thể bạn. Đây là những loại thực phẩm có khả năng chứa sán cao cần lưu ý.
Rau sống là một trong những 'phương tiện' hữu hiệu trong việc vận chuyển ấu trùng giun sán vào cơ thể. Không chỉ các loại rau thủy sinh có thân ống như rau cần, rau muống, cải xoong mà những rau trồng cạn như xà lách, rau thơm... đều nhiễm ký sinh trùng như trứng giun đũa, giun móc, sán lá gan.
Gỏi cá sống: Cả cá nước ngọt và nước mặn đều có khả năng chứa ấu trùng ký sinh trùng. Các loại cá nước ngọt như cá trê, cá quả, lươn, ốc chứa nhiều ấu trùng giun sán; trong khi đó, cá diếc, cá trắm, cá chép lại mang ấu trùng sán lá gan nhỏ; cua, ốc, tôm chứa ấu trùng sán lá phổi. Các loại cá biển chứa ấu trùng giun tròn, đặc biệt ở các loại hản sản phổ biến như cá mực, cá thu, cá mòi, cá hồi... Loại ấu trùng ký sinh trùng này có thể gây nhiều triệu chứng đau đầu, nôn, thậm chí dẫn đến tắc ruột, viêm ruột, loét dạ dày. Do đó, bạn không nên ăn cá sống.
Các món gỏi được chế biến từ hải sản tươi sống luôn được ưa thích bởi chúng giữ nguyên được hương vị. Những món ăn nổi tiếng của Nhật như sashimi hay sushi cũng được biết đến bởi cách chế biến này. Tuy nhiên, các loại hải sản sống chứa rất nhiều ký sinh trùng có nguy cơ tấn công gan và túi mật. Ngoài ra, khi đưa chúng vào cơ thể dễ gây ra các triệu chứng như buồn nôn, đau đầu, viêm ruột,…
Một trong những món ăn ưa thích của người Việt đó chính là tiết canh. Tuy nhiên, món ăn này lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây nguy hiểm cho sức khỏe. Tiết canh mang rất nhiều mầm bệnh từ máu của động vật gây tăng nguy cơ mắc giun sán, bệnh về tiêu hóa hay viêm não. Những quan niệm cho rằng đây là món ăn giàu dinh dưỡng đều hoàn toàn sai lầm. Do đó, chúng ta nên tuyệt đối tránh chúng và các món ăn chưa được nấu chín.
Món nhúng, tái thịt trâu, bò được rất nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, đó lại là nguồn gốc của sán dây bò, một loại sán cực kỳ nguy hiểm. Sán lá gan lớn chủ yếu ký sinh ở động vật ăn cỏ như trâu, bò... Với tỉ lệ 31- 98% bò nhiễm sán lá gan thì ăn thịt bò nhúng, tái quả là mối nguy hại khôn lường. Ấu trùng sán lá gan có thể di chuyển đến khớp, não khiến bệnh rất khó chẩn đoán và có thể gây huy hiểm đến tính mạng.
Những món ăn về ốc luôn hấp dẫn các tín đồ ăn vặt bởi hương vị đa dạng và hấp dẫn. Tuy nhiên, ốc là loài sống trong môi trường bùn sâu thường chứa rất nhiều các loại ký sinh có hại cho cơ thể. Đặc biệt, những món ăn từ chúng ở các quán vỉa hè thường không đảm bảo vệ sinh trong khâu chế biến. Nguyên liệu được chế biến sơ sài không loại bỏ hoàn toàn được giun, sán có trong chúng.
Kết quả điều tra của Viện Sốt rét – Ký sinh trùng Trung ương cho thấy 100% cua có mang ấu trùng sán lá phổi nếu chưa được nấu chín kỹ. Nhiều người còn ngộ nhận rằng cứ nướng cua là sán chết. Tuy nhiên, thực tế trên cua đã nướng vàng vỏ, 65% ấu trùng sán lá phổi còn sống, còn cua nướng cháy vỏ, tỷ lệ này là 23%. Bạn nên chế biến cua chín kỹ khi ăn để tránh nhiễm loài sán này.
Lòng lợn là món ăn ưa thích của rất nhiều người bởi hương vị đặc biệt của chúng. Tuy nhiên, đây cũng là món ăn dễ bị nhiễm các loại sán. Đặc biệt, khi nướng hay chế biến sơ qua sẽ không thể loại bỏ được hoàn toàn lượng sán có trong chúng. Bạn nên lưu ý tránh ăn ở những quán vỉa hè không đảm bảo và sơ chế thật kĩ trước khi dùng để bảo đảm vệ sinh./.
VOV.VN (Tổng hợp)
- Phụ nữ dễ gặp những bệnh này khi chơi thể thao không đúng cách (24/11)
- Loại hạt thường bị bỏ, không ngờ ngừa cả đau tim, đột quỵ và suy thận (24/11)
- Hội nghị khoa học kỹ thuật thường niên năm 2024 (23/11)
- Thêm 1 loại vitamin được phát hiện là chìa khóa để sống thọ (23/11)
- Ăn nhiều muối làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày (22/11)
- 8 bài thuốc dân gian hỗ trợ điều trị mất ngủ (22/11)
- Rau dại xuyến chi có tác dụng hỗ trợ chữa trị nhiều bệnh (21/11)
- Lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên của trái mít (20/11)